Người đàn ông gây dựng đế chế spyware tuyên bố: đây là thời điểm ngành hack nên bước ra ánh sáng

Shalev Hulio mong muốn giải thích về những hành động của mình.

Dựa theo bài phỏng vấn đăng tải trên MIT Technology Review của Howell O’Neill, phóng viên công nghệ và bảo mật mạng.

Người đàn ông gây dựng đế chế spyware tuyên bố: đây là thời điểm ngành hack nên bước ra ánh sáng - Ảnh 1.

Thông thường, sự im lặng và sự kín đáo là hai phẩm chất bắt buộc phải có của ngành gián điệp. Suốt 9 năm trời, Hulio không hề công khai nhắc tới công ty hack trị giá tỷ đô của mình – ngay cả khi công cụ hack của anh có dính líu tới những vụ việc tai tiếng, và cả khi anh bị buộc tội đồng lõa với những hành vi lạm dụng nhân quyền. Gần đây, anh Hulio đã lên tiếng trả lời công chúng.

Người ta không hiểu cách thức vận hành của hoạt động tình báo”, Hulio nói với tôi trong cuộc phỏng vấn điện thoại khi anh vẫn đang ở Tel Aviv, Israel. “Công việc chẳng dễ dàng gì. Không dễ chịu chút nào. Tình báo là hoạt động kinh doanh đáng ghê sợ mà đầy rẫy những tình huống đạo đức tiến thoái lưỡng nan”.

Công ty NSO Group do anh Hulio dẫn dắt là công ty spyware – phần mềm gián điệp lớn nhất thế giới. Nó nằm ở tâm điểm của ngành công nghệ đang ngày một phát triển lớn mạnh, nơi những công ty tiếng tăm tìm điểm yếu trong các phần mềm, phát triển nên những lỗ hổng nhằm khai thác thông tin và bán lại malware cho chính phủ các nước. Công ty có trụ sở đặt tại Israel có liên quan tới nhiều sự vụ tai tiếng trên toàn cầu.

Người đàn ông gây dựng đế chế spyware tuyên bố: đây là thời điểm ngành hack nên bước ra ánh sáng - Ảnh 2.

CEO của NSO, Shalev Hulio.

Mười năm sau khi thành lập công ty, Hulio làm cái việc không ai làm việc trong ngành nghề bí mật này nghĩ tới: anh công khai nói về NSO Group, về ngành hack và về tính minh bạch sẽ ảnh hưởng ra sao tới các công ty spyware. Anh nhận định rằng đây là điều quan trọng nhất mà ngành hack có thể làm ở thời điểm hiện tại: “Chúng tôi bị nhiều bên buộc tội, mà cũng với những lý do vài phần xác đáng, rằng đã không đủ minh bạch trong các hoạt động của mình”.

Một nền văn hóa tồn tại trong tĩnh lặng

Với vị trí là cựu chỉ huy trong quân đội Israel và rồi trở thành một nhà đầu tư tập trung vào nghiên cứu, phát triển công ty cho phép truy cập điện thoại từ xa, Hulio nói rằng anh thành lập NSO Group hồi năm 2010, với sự hậu thuẫn từ những cơ quan tình báo Châu Âu. Hồi đó, NSO tự xưng là doanh nghiệp có khả năng tham gia chiến tranh mạng hàng đầu thế giới.

NSO bắt đầu nổi danh hồi năm 2016, khi nhóm nghiên cứu an ninh tại Citizen Lab chỉ ra mối liên hệ giữa Pegasus – sản phẩm flagship của NSO – với một vụ cài đặt spyware đình đám. NSO giữ im lặng, một phần là do quy định của cơ quan chủ quản: năm 2014, công ty tư nhân Francisco Partners mua lại NSO với cái giá 100 triệu USD, và họ áp đặt chính sách “không tiếp xúc với báo giới” một cách triệt để. Hulio nói rằng quy định này tạo ra một nền văn hóa tĩnh lặng nảy sinh nhiều vấn đề.

Người đàn ông gây dựng đế chế spyware tuyên bố: đây là thời điểm ngành hack nên bước ra ánh sáng - Ảnh 3.

Phần cứng được các chuyên viên của NSO sử dụng.

Không được tham gia phỏng vấn – chúng tôi không thể nói chuyện với nhà báo, ngoại trừ câu ‘không có bình luận gì thêm’”, Hulio nói. “Điều này tạo ra nhiều điều tiếng xoay quanh chúng tôi, bởi lẽ mỗi lần bị cáo buộc lạm dụng điều này khoản kia, chúng tôi cũng chẳng bình luận được gì”.

Hulio nhận định đây là sai lầm mà các công ty tình báo tương tự NSO nên tránh trong tương lai. “Ngành hack nên minh bạch hơn. Mỗi công ty nên biết rõ mình đang bán [dữ liệu] cho ai, ai là khách hàng, mục đích sử dụng là gì”.

Thực tế, vụ hack làm nên danh tiếng NSO hồi 2016 – là gửi một tin nhắn kèm đường link cài spyware lên máy người nhận – cho chúng ta nói chung và các nhà nghiên cứu bảo mật nói riêng một cái nhìn rõ ràng hơn về những cách thức xâm nhập ngày một tinh vi. Tin nhắn kia sử dụng kỹ thuật “zero-click”, tức là lây nhiễm phần mềm độc hại lên máy nhận tin nhắn mà chẳng cần khổ chủ thực hiện hành động gì. Có những cách thức cài phần mềm gián điệp lên điện thoại mà tránh né được hệ thống báo động, chẳng cần nạn nhân phải trực tiếp làm gì mà chẳng để lại mấy dấu vết.

Đề xuất từ các công ty hack là đây: tội phạm cũng như khủng bố có thể ẩn thân nhờ kỹ thuật mã hóa, nên các nước cần có cả khả năng đuổi theo những tên tội phạm này về tận hang ổ”, John Scott-Railton, nhà nghiên cứu lão thành tại Citizen Lab cho hay. “Các công ty bán những kỹ thuật hack này ngày càng im ắng. Không chỉ WhatsApp có lỗ hổng. Chúng tôi thấy những điểm yếu trên iMessage, phần mềm SS7, với khả năng truyền tải kỹ thuật zero-click. Việc xác định được quy mô vấn đề gần như bất khả thi. Chúng tôi chỉ có để phỏng đoán, và chỉ biết được một số người tham gia. Thị trường ngày một lớn mạnh, thế mà lại thiếu thông tin trầm trọng về các vụ lạm dụng”.

Người đàn ông gây dựng đế chế spyware tuyên bố: đây là thời điểm ngành hack nên bước ra ánh sáng - Ảnh 4.

WhatsApp, một trong những dịch vụ nhắn tin được cho là an toàn.

Việc hiểu và đánh giá đúng toàn bộ quy mô ngành công nghiệp hack chưa bao giờ dễ dàng. Các kỹ thuật phát hiện và điều tra lại ngày một hiếm có hơn, khi mà các kỹ thuật hack ngày càng tinh vi và kín đáo. Vậy nên càng khó phát hiện các hành vi hack và lạm dụng.

Leave Comments

0886055166
0886055166